Tên ngành, nghề: Công nghệ ô tô (Automobile production engineering)
Mã ngành, nghề: 6510216
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh:
– Người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành, nghề hoặc các ngành, nghề gần với chuyên ngành (nhưng phải học bổ sung một số môn học/mô đun chuyển đổi do hội đồng tuyển sinh quyết định) và bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương;
– Người có bằng tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông thì phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Thời gian đào tạo: 01 năm
- Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung:
Đào tạo sinh viên (SV) có kiến thức và kỹ năng sửa chữa các loại ô tô thông dụng trên thị trường; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe phù hợp với nghề nghiệp nhằm tạo điều kiện cho người học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm, tham gia lao động trong và ngoài nước hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, cũng cố an ninh quốc phòng.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
Kiến thức
- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động các hệ thống, cơ cấu trong ô tô;
- Giải thích được bản vẽ kỹ thuật, kết cấu của các chi tiết, bộ phận trong ô tô, các mạch điện và mạch tín hiệu điều khiển;
- Tra cứu được các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành ô tô;
- Giải thích được nội dung các công việc trong quy trình tháo, lắp, kiểm tra, hiệu chỉnh, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô;
- Trình bày được các chỉ tiêu, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và phương pháp đo kiểm các thông số kỹ thuật của từng loại chi tiết, hệ thống trong ô tô;
- Trình bày được nguyên lý hoạt động của các hệ thống điều khiển bằng điện, điện tử, khí nén và thủy lực của các loại ô tô;
- Giải thích được các phương pháp chẩn đoán sai hỏng của các cơ cấu và hệ thống trong ô tô;
- Trình bày được các yêu cầu cơ bản và các bước công việc khi lập quy trình kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô;
- Trình bày được nguyên lý, phương pháp sử dụng, vận hành và phạm vi ứng dụng của các dụng cụ và trang thiết bị trong lĩnh vực Công nghệ ô tô;
- Trình bày được các nội dung, ý nghĩa của kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy nổ và vệ sinh công nghiệp;
- Phân tích được các kỹ năng, thao tác cơ bản trong lái xe ô tô;
- Trình bày được phương pháp quản lý, kinh doanh dịch vụ ô tô; nguyên tắc và phương pháp lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá các quá trình thực hiện trong phạm vi của ngành, nghề Công nghệ ô tô;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Kỹ năng
- – Đọc được bản vẽ kỹ thuật về kết cấu của các chi tiết, bộ phận trong ô tô, các sơ đồ mạch điện và mạch tín hiệu điều khiển; đọc được các ký hiệu phân loại của các linh kiện, chi tiết, bộ phận trên ô tô; tra cứu được các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành ô tô;
- – Lựa chọn đúng, sử dụng thành thạo và bảo dưỡng, bảo quản được các loại dụng cụ, thiết bị tháo, lắp, đo và kiểm tra trong ngành, nghề Công nghệ ô tô;
- – Chẩn đoán và phát hiện chính xác và đầy đủ các sai hỏng trong các cụm chi tiết, các hệ thống của ô tô;
- – Kiểm tra được những sai hỏng của các cụm chi tiết, bộ phận và hệ thống trong ô tô;
- – Lập được quy trình tháo, lắp các chi tiết, bộ phận, hệ thống của ô tô;
- – Lập được quy trình bảo dưỡng, sửa chữa phù hợp với từng lỗi kỹ thuật và từng loại ô tô;
- – Thực hiện các công việc bảo dưỡng, sửa chữa đúng quy trình, quy phạm, đảm bảo yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn lao động;
- – Tổ chức và quản lý được quá trình bảo dưỡng, sửa chữa tương ứng với trình độ được đào tạo;
- – Thực hiện tốt các nội dung 5S;
- – Vận hành được ô tô đúng luật, đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn;
- – Tiếp nhận và chuyển giao được các công nghệ mới trong lĩnh vực ô tô;
- – Lập được kế hoạch sản xuất; tổ chức và quản lý các hoạt động sản xuất đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh công nghiệp;
- – Có khả năng đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho người học ở trình độ thấp hơn.
- – Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- – Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Mức tự chủ và trách nhiệm
- – Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
- – Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
- – Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;
- – Có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức cộng đồng, tinh thần trách nhiệm tốt, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ Hợp lý, cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc;
- – Tinh thần hợp tác nhóm tốt, chủ động thực hiện công việc được giao và có tác phong công nghiệp;
- – Chấp hành nghiêm quy định về bảo hộ lao động, an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy;
- – Có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.
1.3 Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- – Chăm sóc, làm đẹp xe ô tô;
- – Quản lý vật tư, phụ tùng ô tô;
- – Sản xuất phụ tùng và lắp ráp ô tô;
- – Kinh doanh trong lĩnh vực ô tô và phụ tùng ô tô;
- – Sửa chữa động cơ (máy) ô tô;
- – Sửa chữa gầm ô tô;
- – Sửa chữa điện và điều hòa ô tô;
- – Tư vấn dịch vụ trong lĩnh vực ô tô;
- – Kiểm định ô tô;
- – Quản lý bộ phận chăm sóc khách hàng ở các đại lý bán, bảo hành ô tô;
- – Quản lý gara ô tô, trung tâm bảo hành – sửa chữa ô tô.
1.4 Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- – Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Công nghệ ô tô, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- – Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.
- Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:
- – Tổng số lượng môn học, mô đun: 17
- – Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 37 tín chỉ.
- – Khối lượng các môn học chung: 180 giờ.
- – Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 765 giờ.
- – Khối lượng lý thuyết: 234 giờ; Thực hành/ thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận: 637 giờ; Thi/ Kiểm tra: 74 giờ.
- Thông tin tuyển sinh Cao đẳng, trung cấp năm 2024
- Nâng cao khả năng tiếp cận cơ hội học nghề cho trẻ em, thanh niên ngoài trường
- Trung cấp Chăn nuôi – Thú y
- Mỗi năm tổ chức ít nhất 1 công trình và 1 phần việc thanh niên
- Chỉ 5% nguồn thu học phí dành cho học bổng giúp giảm áp lực đối với trường nghề
- Tiếp và làm việc với đoàn công tác của Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Tp. Hồ Chí Minh