Trung cấp Kỹ thuật xây dựng

Tên ngành, nghề: KỸ THUẬT XÂY DỰNG

(Constructional Engineering Technology)

Mã ngành, nghề: 5580201

Trình độ đào tạo: Trung cấp

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở trở lên

Thời gian đào tạo: 2 năm

  1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

  • Đào tạo người học ngành, nghề Kỹ thuật xây dựng trình độ trung cấp có khả năng thực hiện các công việc tổ chức thi công, thực hiện an toàn lao động và vệ sinh môi trường, giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp phục vụ đời sống của con người như: nhà dân dụng, nhà chung cư, bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại, nhà xưởng…, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
  • Đào tạo người học ngành, nghề Kỹ thuật xây dựng trình độ trung cấp có khả năng hướng dẫn người khác hoặc trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ xây, trát, lát, ốp, sơn, lắp đặt các cấu kiện loại nhỏ, lắp các thiết bị vệ sinh; gia công lắp dựng và tháo dỡ cốp pha, giàn giáo, làm cốt thép và đổ bê tông; tiến hành nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp; bảo đảm an toàn, đúng kỹ thuật, đúng tiến độ.
  • Các nhiệm vụ chính của nghề: thi công các hạng mục của công trình như: thi công đất, thi công phần xây thô, gia công, lắp dựng cốt thép, lắp dựng cốp pha – giàn giáo, thi công bê tông, thi công hoàn thiện công trình, thực hiện an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
  • Đào tạo người học ngành, nghề Kỹ thuật xây dựng trình độ trung cấp có khả năng hầu hết các công việc của nghề Kỹ thuật xây dựng được thực hiện ngoài trời và ở trên cao nên đòi hỏi người làm nghề này phải có sức khoẻ tốt, có khả năng làm việc trên cao, có độ tập trung, có kiến thức kỹ năng về bảo hộ an toàn, chuyên môn cao.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

Kiến thức:

  • Trình bày được các khái niệm, tiêu chuẩn trong vẽ kỹ thuật xây dựng;
  • Trình bày được các quy định của bản vẽ thiết kế công trình xây dựng và phương pháp đọc một bản vẽ thiết kế;
  • Trình bày được những nội dung cơ bản về 5S trong lĩnh vực của ngành, nghề;
  • Trình bày được khái niệm về sinh thái học, hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường; phương thức “xanh hóa” trong kỹ thuật xây dựng;
  • Nêu được phương pháp, nguyên tắc, dấu hiệu nhận biết các loại vật liệu xây dựng;
  • Trình bày được phương pháp tính toán khối lượng, vật liệu, nhân công và dự toán kinh phí cho các công việc được giao;
  • Trình bày được các nội dung cơ bản về kỹ thuật thi công đất, kỹ thuật xây, kỹ thuật hoàn thiện, kỹ thuật thi công cốp pha giàn giáo, kỹ thuật thi công cốt thép, kỹ thuật thi công bê tông: các công việc chủ yếu, yêu cầu kỹ thuật và nghiệm thu;
  • Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

Kỹ năng;

    • Đọc và phát hiện được các lỗi thông thường trong của bản vẽ kỹ thuật, thi công xây dựng;
    • Tổ chức thực hiện được các biện pháp bảo vệ môi trường trong cuộc sống và công việc của nghề;
    • Tổ chức thực hiện được quy trình 5S trong tổ chức thi công xây dựng;
    • Lựa chọn được vật liệu, phương tiện… theo quy chuẩn công nghệ xây dựng xanh;
    • Sử dụng được các loại máy, dụng cụ và một số thiết bị chuyên dùng trong nghề xây dựng;
    • Làm được các công việc của nghề kỹ thuật xây dựng như: đào móng, xây gạch, trát, lát, láng, ốp, gia công, lắp dựng và tháo dỡ cốp pha, giàn giáo, gia công lắp đặt cốt thép, trộn đổ đầm bê tông, bạ mát tít, sơn vôi , trần tường thạch cao và một số công việc khác: lắp đặt mạng điện sinh hoạt, lắp đặt đường ống cấp, thoát nước trong nhà theo yêu cầu kỹ thuật;
    • Tính toán được khối lượng, vật liệu, nhân công và dự toán kinh phí cho các công việc được giao;
    • Nghiệm thu được khối lượng và chất lượng công trình;
    • Lập được báo cáo tổng hợp trình cấp trên;
    • Phát hiện được một số sai hỏng, sự cố kỹ thuật và có phương án đề xuất xử lý kịp thời;
    • Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
    • Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

Mức độ tự chủ và trách nhiệm

    • Làm việc độc lập hoặc phối hợp làm việc nhóm trong những điều kiện làm nhất định;
    • Hướng dẫn người khác thực hiện nhiệm vụ như: thi công đất, xây, hoàn thiện, thi công cốt thép, thi công cốp pha – giàn giáo, thi công bê tông khi được phân công;
    • Chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm;
    • Đánh giá hoạt động của nhóm và một phần kết quả thực hiện đã được phân công;
    • Có đạo đức nghề nghiệp, trung thực, thẳng thắn.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

  • Thi công đất;
  • Xây;
  • Hoàn thiện;
  • Thi công cốt thép;
  • Thi công cốp pha – giàn giáo;
  • Thi công bê tông

1.4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ:

  • Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Kỹ thuật xây dựng, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
  • Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

  • Số lượng môn học, mô đun: 25
  • Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 65 Tín chỉ
  • Khối lượng các môn học chung/đại cương: 255 giờ
  • Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1320 giờ
  • Khối lượng lý thuyết: 500 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 988 giờ; Thi/ Kiểm tra: 55 giờ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *