Trung cấp Chăn nuôi – Thú y
Tên ngành, nghề: CHĂN NUÔI – THÚ Y (Breeding- Veterinary)
Mã ngành, nghề: 5620120
Trình độ đào tạo: Trung cấp
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học cơ sở hoặc tương đương.
Thời gian đào tạo: 2 năm
- Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung:
Chăn nuôi thú y trình độ trung cấp là ngành, nghề thực hiện việc sản xuất tạo ra các loại sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống con người và cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu; thực hiện việc sử dụng thuốc thú y, vắc – xin; sử dụng dụng cụ thú y, phòng bệnh, chẩn đoán, điều trị bệnh, thực hiện các dịch vụ về thú y trong các cơ sở chăn nuôi, các trung tâm dịch vụ nông nghiệp, các xã/phường, thực hiện công tác khuyến nông, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người học sau tốt nghiệp, có thể làm việc trong trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi giống gia súc gia cầm, công ty thuốc thú y, công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi; kinh doanh thuốc thú y, thức ăn gia súc; bệnh xá thú y; dịch vụ chăm sóc thú cưng; trung tâm dịch vụ nông nghiệp; các cơ quan nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về chăn nuôi -thú y; các cơ quan quản lý nhà nước, hành chính sự nghiệp và các tổ chức khác có liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi -thú y. Ngoài ra, người học có thể học nâng cao, liên thông lên trình độ Cao đẳng.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
- a) Kiến thức
- Mô tả được cấu tạo, chức năng sinh lý của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể động vật;
- Trình bày được đặc điểm các giống vật nuôi, phương pháp giám định, chọn lọc, nhân giống và quản lý giống vật nuôi;
- Trình bày được kiến thức chung về dược lý học, kỹ thuật chăn nuôi, pháp luật có liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi- thú y;
- Trình bày được kiến thức về bệnh lý học, cách chẩn đoán và phòng, trị các bệnh thông thường của vật nuôi; kiến thức về dịch vụ chăm sóc thú cưng;
- Trình bày được tiêu chuẩn ăn và khẩu phần ăn cho gia súc, gia cầm;
- Trình bày được các bước phối hợp khẩu phần ăn và cách cho gia súc, gia cầm ;
- Trình bày được cách sử dụng các loại thức ăn, phương pháp chế biến, bảo quản và quản lý thức ăn chăn nuôi;
- Trình bày được quy trình trồng và chăm sóc được các loại cây thức ăn;
- Trình bày được các bước công việc trong quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi (trâu, bò, heo, gia cầm và động vật khác);
- Trình bày được các biện pháp kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi trách ô nhiễm môi trường;
- Mô tả được các bước mở dịch vụ chăm sóc thú cưng, mở của hàng kinh doanh thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi; giống vật nuôi và dụng cụ, thiết bị chăn nuôi;
- Mô tả sơ lược được các công đoạn trong việc xây dựng và thực hiện quy trình phòng dịch bệnh;
- Trình bày được các bước công việc trong quy trình ấp trứng nhân tạo gia cầm;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
- b) Kỹ năng
- Chuẩn bị được chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Giám định, chọn lọc và quản lý được con giống đạt yêu cầu tiêu chuẩn giống;
- Thực hiện được các bước công việc sản xuất thức ăn chăn nuôi đạt yêu cầu tiêu chuẩn về chất lượng thức ăn chăn nuôi;
- Thực hiện được các công việc sử dụng thức ăn, chế biến và quản lý thức ăn cho gia súc gia cầm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Thực hiện được các bước công việc trong quy trình trồng và chăm sóc cây thức ăn chăn nuôi;
- Thực hiện được các bước công việc trong quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi đạt yêu cầu kỹ thuật;
- Thực hiện được việc theo dõi khả năng tiêu tốn thức ăn đối với gia súc, gia cầm;
- Lập được quy trình phòng bệnh cho đàn vật nuôi hiệu quả;
- Thực hiện trợ sản được cho gia súc cái đẻ đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Thực hiện được việc theo dõi sức khoẻ ban đầu đối với đàn gia súc, gia cầm nhằm phát hiện trường hợp bất thường để có biện pháp xử lý khi cần thiết;
- Thực hiện được các bước công việc trong quy trình xử lý chất thải chăn nuôi đạt yêu cầu kỹ thuật;
- Thực hiện được các bước công việc trong quy trình ấp trứng gia cầm đạt yêu cầu kỹ thuật;
- Thực hiện được một số nội dung công việc chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh;
- Hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp phòng trừ bệnh vật nuôi;
- Thực hiện được các bước mở dịch vụ chăm sóc thú cưng, mở của hàng kinh doanh thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi.
- Kinh doanh thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y đảm bảo hiệu quả, an toàn, vệ sinh môi trường và đúng pháp luật.
- Thực hiện được công tác thú y trong các cơ sở chăn nuôi, hệ thống khuyến nông địa phương và tham gia sản xuất thuốc thú y.
- Tuyên truyền vận động cộng đồng tham gia thực hiện các phương án phòng bệnh cho gia súc, gia cầm;
- Cập nhật, chia sẻ các thông tin, công nghệ mới trong lĩnh vực thú y để đáp ứng tốt nhiệm vụ được giao.
- Ghi được nhật ký công việc, lập báo cáo nội dung, tiến độ công việc. Thực hiện được các biện pháp an toàn lao động và vệ sinh thú y.
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
- c) Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm
- Có phẩm chất đạo đức tốt và nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc;
- Trung thực và có tính kỷ luật cao, có khả năng làm việc độc lập, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao; lao động có chất lượng và năng suất cao;
- Có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sản xuất;
- Chủ động, sáng tạo, khoa học cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc;
- Có tinh thần tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Sản xuất thức ăn chăn nuôi;
- Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi;
- Ấp trứng nhân tạo;
- Kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, giống và dụng cụ, thiết bị chăn nuôi.
- Phòng, chống dịch bệnh;
- Chẩn đoán, điều trị bệnh;
- Tiếp thị thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi;
- Dịch vụ chăm sóc thú cưng.
- Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:
- Tổng số lượng môn học, mô đun: 27
- Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 64 Tín chỉ.
- Khối lượng các môn học chung: 255 giờ.
- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1440 giờ.
- Khối lượng lý thuyết: 373 giờ; Thực hành/ thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận: 1256 giờ; Thi/ Kiểm tra kết thúc MH, MĐ: 66 giờ.
Xem chi tiết: Tại đây