Cao đẳng Kế toán (Liên thông)

Tên ngành, nghề: KẾ TOÁN (Accounting)

Mã ngành, nghề: 6340301

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh:

Người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành, nghề hoặc các ngành, nghề gần với chuyên ngành (nhưng phải học bổ sung một số môn học/mô đun chuyển đổi do hội đồng tuyển sinh quyết định) và bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương;

– Người có bằng tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông thì phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thời gian đào tạo: 01 năm

  1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

Nhằm đào tạo nguồn nhân lực chuyên về kế toán có đủ trình độ, năng lực chuyên môn; đạo đức nghề nghiệp; đầy đủ sức khoẻ; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, có khả năng thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

a) Về kiến thức

  • Mô tả được nhiệm vụ chức của các phân bộ phận trong phòng kế toán;
  • Trình bày được phương pháp lập chứng từ minh chứng cho nghiệp vụ kinh tế phát sinh; phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong trong doanh nghiệp sản xuất;
  • Mô tả được các phương pháp xác định chi phí kinh doanh dỡ dang, các phương pháp tính giá thành.
  • Mô tả được chi phí trả trước, trích trước phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Trình bày được phương pháp phương pháp thu thập, sắp xếp, quản lý, lưu trữ hồ sơ, sổ sách chứng từ kế toán; phương pháp kiểm tra, đối chiếu, xử lý trong công tác kế toán; các phương pháp kê khai thuế, báo cáo ấn chỉ; phương pháp lập báo cáo tài chính; phương pháp lập báo cáo kế toán quản trị; phương pháp phân tích tình hình tài chính cơ bản của doanh nghiệp;

b) Về kỹ năng

  • Áp dụng đúng chế độ kế toán hiện hành phù hợp với từng doanh nghiệp;
  • Lập được chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý được chứng từ kế toán theo từng vị trí công việc;
  • Sử dụng được chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp;
  • Xây dựng được hệ thống định mức chi phí sản xuất phục vụ công tác tính giá thành sản phẩm;
  • Phân bổ được doanh thu nhận trước, ghi nhận doanh thu, thu nhập theo cơ sở dồn tích;
  • Phân bổ được chi phí trả trước, trích trước phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Phân biệt được chi phí hợp lý trong công tác
  • Sử dụng thành thạo phần mềm hỗ trợ kê khai thuế và phần mềm kế toán Misa;
  • Lập được báo cáo tài chính đúng chế độ kế toán hiện hành và báo cáo thuế đúng qui định của các văn bản thuế hiện hành;
  • Xây dựng được báo cáo kế toán quản trị của doanh nghiệp;
  • Phân tích được một số chỉ tiêu kinh tế, tài chính doanh nghiệp;
  • Báo cáo với lãnh đạo các đơn vị và đề xuất các giải pháp đúng đắn để hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị tuân thủ đúng pháp luật, đồng thời mang lại hiệu quả cao hơn;
  • Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; sử dụng thành thạo phần mềm kế toán doanh nghiệp thông dụng; sử dụng được phần mềm hỗ trợ kê khai, sử dụng được chữ ký số khi nộp tờ khai, nộp thuế điện tử;
  • Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
  • Kỹ năng mềm cần đạt được:
  • Có năng lực Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản.
  • Có năng lực ngoại ngữ tương đương bậc 2/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
  • Đạt Chứng nhận kỹ năng mềm của Nhà trường.

c) Mức độ tự chủ và trách nhiệm:

  • Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và tinh thần, trách nhiệm, thái độ cao trong công việc.
  • Tuân thủ các quy định của nhà nước về lĩnh vực kế toán.
  • Rèn luyện tính cẩn thận và trung thực trong công tác kế toán.
  • Chịu được áp lực cao trong công việc, biết chia sẻ công việc với đồng nghiệp.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp người học có cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ, các đơn vị hành chính sự nghiệp. Người học có thể đảm nhận các công việc như: Thủ quỹ, thủ kho, kế toán thanh toán, kế toán vật tư, kế toán tiền lương, kế toán tổng hợp, kế toán trưởng. Bên cạnh đó, người học có khả năng quản lý tài chính của doanh nghiệp, tư vấn lập kế hoạch tài chính cho lãnh đạo.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

  • Tổng số lượng môn học, mô đun: 16
  • Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 34 tín chỉ.
  • Khối lượng các môn học chung: 180.giờ.
  • Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 690 giờ.
  • Khối lượng lý thuyết: 215 giờ; Thực hành/ thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận: 595 giờ; Thi/ Kiểm tra: 50 giờ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *