Về kiến thức:
Có kiến thức căn bản về trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, nuôi trồng thủy sản, phát triển nông thôn và thống kê kinh tế xã hội;
Có kiến thức cơ bản về phát triển kinh tế nông hộ; tổ chức và quản lý sản xuất, sản phẩm trang trại và đánh giá hiệu quả trong sản xuất trang trại, quản lý dịch bệnh vật nuôi cây trồng;
Có kiến thức cơ bản về xây dựng, thực hiện, kiểm tra, giám sát và đánh giá dự án vừa và nhỏ.
Về kỹ năng:
Sử dụng được các phương pháp để đánh giá nông thôn; thu thập và xử lý được số liệu thống kê kinh tế xã hội, số liệu về đánh giá nông thôn phục vụ cho các chương trình, dự án phát triển nông thôn;
Xây dựng và tổ chức thực hiện được kế hoạch phát triển kinh tế nông hộ và nông trại, quản lý phòng trừ dịch bệnh cây trồng, vật nuôi ở cấp cơ sở; Có thể tổ chức và quản lý sản xuất, sản phẩm trang trại và đánh giá hiệu quả trong sản xuất trang trại;
Kiểm tra, giám sát và đánh giá được kế hoạch, chương trình dự án nhỏ và đơn giản, kế hoạch phát triển nông thôn và công tác khuyến nông ở cơ sở.
Thái độ nghề nghiệp:
- Có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực và có tính kỷ luật cao, cẩn thận chính xác, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao ở đơn vị công tác. Có ý thức vươn lên trong học tập, không ngừng đưa tiến bộ kỹ thuật mới vào lĩnh vực sản xuất của ngành nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng, giá trị kinh tế cao cho xã hội.
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Cơ hội việc làm: Người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các đơn vị, tổ chức nhà nước hoặc tư nhân có liên quan đến phát triển nông thôn. Người học có thể tự tổ chức sản xuất, kinh doanh ở trang trại quy mô vừa và nhỏ.
Cơ hội học tập nâng cao sau khi tốt nghiệp: Người học có thể liên thông lên Cao đẳng và Đại học ngành phát triển nông nghiệp nông thôn.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN: TẢI VỀ