Mục tiêu tham dự vào dự án là tiếp cận và phát triển phương thức sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch, sản xuất nông sản hữu cơ thân thiện với môi trường, tốt cho sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng.
Tham gia vào dự án gồm 6 giảng viên và 40 sinh viên ngành Bảo vệ thực vật. Trước tiên, các giảng viên và sinh viên được tập huấn trong thời gian từ ngày 21/10/2020 đến ngày 28/1/2021 về kỹ thuật trồng rau hữu cơ theo dây chuyền khép kín việc ủ phân hữu cơ đến những kiến thức kỹ thuật trồng, chăm sóc rau trong giai đoạn đầu chuyển đổi sang giai đoạn hữu cơ và cách thức sơ chế bảo quản, đóng gói và vận chuyển các loại rau màu sau khi thu hoạch, phương pháp ghi chép sổ nhật ký canh tác.
Buổi tập huấn đầu tiên và thứ hai là phương pháp ủ phân hữu cơ từ các phế phẩm nông nghiệp như rơm, xác bả thực vật, một số loại cỏ có thể làm phân thành nguồn dinh dưỡng hữu cơ cung cấp cho cây.

Hình 1: Giờ lý thuyết do Cô Ino Mayu trưởng đại diện tổ chức “Seed to Table”
Sau giờ lý thuyết, nhóm tham gia thực hành ngay tại trường về phương pháp chuẩn bị đống ủ, ủ phân hữu cơ và kiểm tra đống ủ.
Hình 2. Các em sinh viên chuẩn bị vật liệu để ủ phân
Hình 3: Thực hiện các bước ủ phân
Hình 4: Kiểm tra đống ủ sau 14 ngày
Mặc dù chỉ mới qua vài buổi tập huấn nhưng đã tạo điều kiện cho giảng viên và sinh viên có cơ hội trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau về các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng các loại rau màu theo hướng hữu cơ, từ đó mỗi em tăng thêm kiến thức và kỹ năng cho các em sau khi tốt nghiệp. Đây là dự án rau hữu cơ được thực hiện theo quy trình hữu cơ được triển khai tại tỉnh Đồng Tháp.
Tóm lại, seed to table hứa hẹn sẽ cải thiện đời sống của nông dân nông thôn, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp chất lượng, an toàn cho cộng đồng và xã hội.
Nguyễn Phước Triển - Khoa NN-TS