Ngành trung cấp Bệnh học thủy sản

Chuẩn đầu ra Ngành trung cấp Bệnh học thủy sản

Về kiến thức:

Học sinh được trang bị kiến thức cơ bản và chuyên môn về nuôi trồng; có kiến thức về quản lý môi trường ao nuôi thủy sản; phương pháp quản lý dịch bệnh tổng hợp; nắm bắt được các kiến thức chung về nguyên lý trong sử dụng thuốc và hóa trong nuôi trồng thủy sản, các phương pháp hiện đại chẩn đoán và phòng trị bệnh thủy sản.

Về kỹ năng:

Học sinh có khả năng đánh giá tình hình sức khỏe của động vật thủy sản dựa trên các yếu tố tổng hợp của mô hình nuôi: yếu tố thuỷ lý-hoá-sinh vật, nguồn nước, mầm bệnh hiện hữu, lịch sử điều trị bệnh của người nuôi,…từ đó đưa ra cách giải quyết linh hoạt và phù hợp; có khả năng làm việc và quản lý tốt trong các phòng thí nghiệm về nghiên cứu, chẩn đoán và phòng trị tổng hợp dịch bệnh thủy sản; có khả năng tư vấn kỹ thuật về chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh cho các đối tượng nuôi động vật thủy sản.

Thái độ nghề nghiệp:

Học sinh chăm chỉ, siêng năng, có đạo đức tốt, lương tâm nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, nhiệt tình và yêu nghề.

Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Cơ hội việc làm: Học sinh sau khi tốt nghiệp ra trường có khả năng làm việc ở nhiều cơ sở, tổ chức, cơ quan khác nhau, bao gồm:

  • Phòng kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh thủy sản;
  • Cửa hàng thuốc và hóa chất nuôi trồng thủy sản;
  • Phòng thí nghiệm chuyên sâu về nghiên cứu bệnh học thủy sản;
  • Chi cục Thủy sản, Thú y;
  • Cơ sở sản xuất giống, nuôi trồng và thức ăn thủy sản;
  • Công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ nuôi trồng và quản lý dịch bệnh thủy sản;
  • Trung tâm khuyến nông khuyến ngư;
  • Cơ sở nghiên cứu (Viện, Trung Tâm,...) nuôi trồng và quản lý dịch bệnh thủy sản;
  • Cơ sở đào tạo về thủy sản;
  • Tổ chức phi chính phủ, dự án địa phương, vùng có liên quan đến lĩnh vực nuôi trồng và bệnh học thủy sản.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN: TẢI VỀ