Chủ nhiệm: Ngô Phú Cường1
Thành viên tham gia: Trần Thị Anh Đào, Nguyễn Nhật Tân1, Trần Hoàng Nam1, Ngô Xuân Hương
1Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
Tóm tắt đề tài:
Qua khảo sát 80 đàn, có 21 đàn nghi nhiễm bệnh Gumboro, 50 đàn nghi nhiễm các bệnh khác. Để xác định đàn gà bệnh tiến hành lấy mẫu phân để xét nghiệm bằng kit thử IBDV Ag Test của công ty Thời Đại Xanh. Kết quả có 16 đàn gà mắc bệnh chiếm tỉ lệ 22,5%. Bệnh xảy ra chủ yếu trên gà nuôi theo phương thức nhốt hoàn toàn và bán chăn thả (tương đương 43,8% và 31,2%), thấp nhất ở phương thức nuôi thả hoàn toàn (25,0%). Lứa tuổi gà mắc bệnh chủ yếu tập trung ở giai đoạn gà từ 3 đến 6 tuần tuổi (21 - 42 ngày tuổi) là 50,0%. Gà không được tiêm vaccine có tỉ lệ nhiễm bệnh cao nhất (62,5%), thấp nhất ở những đàn được tiêm nhắc lại lần hai (12,5%). Kết quả giải trình tự nucleotide và amino aicd từ vị trí 634-1022 ở vùng siêu biến đổi gene VP2 cho thấy các mẫu virus Gumboro tại Đồng Tháp thuộc chủng có độc lực cao. Đáp ứng miễn dịch với 3 loại vaccine Gumboro được lựa chọn từ kết quả ở nội dung 2 trên 2 giống gà (Lương Phượng, Nòi lai). Kết quả cho thấy miễn dịch thụ động của giống gà Lương Phượng là 86,6% cao hơn giống gà Nòi lai (73,3%). Gà được tiêm phòng 2 lần cho hiệu quả đáp ứng miễn dịch cao nhất 86,6%, 1 lần là 62,2%. Giống gà Nòi lai có tỉ lệ đáp ứng miễn dịch cao hơn giống gà Lương Phượng ở cả 2 lần tiêm phòng vaccine nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Vaccine cho hiệu quả phòng bệnh cao là vaccine Nobilis. Cả hai mô hình chăn nuôi đều đạt hiểu quả cao.