Trung cấp Trồng trọt và bảo vệ thực vật
Tên ngành, nghề: TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT
(Agriculture High Technology)
Mã ngành, nghề: 5620116
Trình độ đào tạo: Trung cấp
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh:
- Tốt nghiệp Trung học phổ thông.
- Tốt nghiệp Trung học cơ sở.
Thời gian đào tạo: 2 năm
- Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung
Nhằm đào tạo sinh viên có kiến thức và tay nghề về trồng trọt bảo vệ thực vật trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm, là nguồn xuất khẩu lao động chất lượng, có thể học lên trình độ cao hơn.
1.2. Mục tiêu cụ thể
Kiến thức
- Mô tả, nhận biết và phân tích được những đặc điểm cơ bản về sinh vật gây hại cây trồng.
- Phân loại được các nhóm triệu chứng theo bệnh hại và côn trùng gây hại.
- Trình bày được các phương pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón an toàn hiệu quả và bảo vệ môi trường.
- Trình bày được phương pháp điều tra, dự tính dự báo dịch hại cây trồng.
- Phân tích được các nguyên tắc về quản lý dịch hại tổng hợp và đưa ra các biện pháp phòng trừ có hiệu quả.
- Trình bày được các phương pháp khuyến nông, bảo vệ môi trường và hướng dẫn về sản xuất bền vững.
- Trình bày được các kiến thức cơ bản về quản trị sản xuất trong nông nghiệp, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng.
- Trình bày được những nội dung cơ bản của các loại văn bản quy định nhà nước liên quan đến bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật.
- Trình bày được các kiến thức liên quan đến phân tích, giám định dịch hại trong phòng thí nghiệm và đảm bảo an toàn thí nghiệm.
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Kỹ năng
- Nhận biết chính xác các loại dịch hại và đưa ra biện pháp phòng trừ hiệu quả.
- Thực hiện được các bước trong quy trình kỹ thuật làm đất, gieo trồng, chăm sóc và quản lý được dịch hại trên cây trồng ở nông hộ, trang trại, khu sản xuất nông nghiệp.
- Tổ chức điều tra phát hiện, dự tính dự báo dịch hại trên cây trồng.
- Lập được kế hoạch phòng trừ sinh vật hại cây trồng định kỳ, đột xuất.
- Thực hiện được công tác khuyến nông liên quan đến bảo vệ thực vật.
- Thực hiện sản xuất và kinh doanh và các hoạt động khác liên quan đến lĩnh vực bảo vệ thực vật theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật.
- Quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực đảm bảo an toàn.
- Thực hiện được quy trình phân tích, giám định dịch hại trong phòng thí nghiệm.
- Thực hiện được quy trình kiểm định thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón.
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề.
- Xác định và quản lý được các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng và dịch hại; thực hiện quản lý dịch hại cây trồng an toàn, hiệu quả.
- Tuyên truyền, vận động cộng đồng tham gia thực hiện các phương án phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng an toàn hiệu quả.
- Có khả năng đảm nhiệm công tác quản lý, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
- Có khả năng tham gia nghiên cứu và viết báo cáo khoa học.
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Có phẩm chất đạo đức tốt và nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc.
- Trung thực và có tính kỷ luật cao, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao.
- Có ý thức trách nhiệm công dân, ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp, kỹ năng lao động nghề nghiệp, có khả năng làm việc theo nhóm.
- Có phương pháp làm việc khoa học, sáng tạo và luôn cập nhật thông tin.
1.3 Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
- Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Cán bộ kỹ thuật, tư vấn, quản lý, nghiên cứu trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
- Làm việc tại các cơ quan hành chính, quản lý chuyên ngành kiểm dịch và bảo vệ thực vật, Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật, các trung tâm, phòng thuộc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Làm việc tại các viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực bảo vệ thực, môi trường nông nghiệp.
- Các đơn vị sản xuất, kinh doanh như: trang trại, Công ty sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật về sản xuất nông nghiệp, rau quả, hoa cây cảnh.
- Xuất khẩu lao động ở Nhật hay làm việc cho công ty nước ngoài tại Việt Nam.
2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:
- Tổng số lượng môn học, mô đun: 27 (Bắt buộc: 22; tự chọn: 5).
- Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 60 Tín chỉ (1500 giờ).
- Khối lượng các môn học chung: 255 giờ.
- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1125 giờ.
- Khối lượng lý thuyết: 410 giờ; Thực hành/ thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận: 1039 giờ; Thi/ Kiểm tra kết thúc MH, MĐ: 60 giờ.
- Thông tin tuyển sinh Cao đẳng, trung cấp năm 2024
- Danh sách thí sinh trúng tuyển trình độ Trung cấp, Cao đẳng năm 2024 (Đợt 3)
- Cao đẳng Công nghệ thực phẩm
- Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp tiếp và làm việc với Trường Đại học Bang Nam Leyte – Philippines
- Đón tiếp và làm việc với đoàn công tác tiếp và làm việc với Công ty TNHH Fresh Studio Innovations Asia – Hà Lan
- Chương trình Ngày hội việc làm 2024