Trung cấp Nuôi trồng thủy sản

Tên ngành, nghề: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN (Aquaculture)

Mã ngành, nghề: 5620303

Trình độ đào tạo: Trung cấp

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học cơ sở hoặc tương đương.

Thời gian đào tạo: 2,0 năm

  1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.

1.2. Mục tiêu cụ thể

a) Kiến thức.

  • Hiểu biết kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, an ninh quốc phòng, thể chất và tin học theo quy định;
  • Mô tả được đặc điểm sinh học của một số loài ĐVTS nước ngọt có giá trị kinh tế; nêu vai trò, đặc điểm nhận dạng một số thủy sinh vật trong thuỷ vực;
  • Trình bày và giải thích được quy trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số đối tượng cá có giá trị kinh tế;
  • Trình bày và giải thích được quy trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số đối tượng giáp xác có giá trị kinh tế;
  • Mô tả được phương pháp xác định một số chỉ tiêu môi trường nước; phân tích, đánh giá được biện pháp quản lý một số yếu tố môi trường trong nuôi thủy sản;
  • Trình bày được cách gây nuôi, ấp nở và thu hoạch các loại thức ăn tự nhiên thông dụng sử dụng trong nuôi trồng thủy sản; Áp dụng cho ăn thức ăn tự nhiên vào hệ thống nuôi thủy sản hiệu quả.
  • Trình bày được phương pháp chuẩn bị, sử dụng và quản lý thức ăn trong nuôi trồng thủy sản;
  • Trình bày được biện pháp phòng bệnh tổng hợp, phương pháp chẩn đoán bệnh ĐVTS; phân tích, ứng dụng các biện pháp phòng và trị một số bệnh thường gặp ở động vật thủy sản;
  • Trình bày và mô tả được nguyên tắc sử dụng các loại chế phẩm sinh học, thuốc, hóa chất, thiết bị, dụng cụ trong phòng thí nghiệm và các trang thiết bị chuyên dùng trong nuôi trồng thủy sản;
  • Trình bày các phương pháp xử lý chất thải trong nuôi trồng thuỷ sản;
  • Cách lập kế hoạch kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm thủy sản;
  • Mô tả cơ bản về phương pháp làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, lập kế hoạch và quản lý thời gia
  • Trình bày được biện pháp đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động trong nuôi trồng thủy sản.

b) Kỹ năng.

  • Kỹ năng cứng:
  • Áp dụng được kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, an ninh quốc phòng theo quy định;
  • Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản và ngoại ngữ cơ bản theo quy định;
  • Nhận dạng một số loài động vật thủy sản nuôi, một số thủy sinh vật trong thủy vực;
  • Thực hiện thành thạo quy trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số đối tượng cá có giá trị kinh tế;
  • Thực hiện thành thạo quy trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số đối tượng giáp xác có giá trị kinh tế;
  • Xác định và quản lý một số yếu tố môi trường trong nuôi trồng thủy sản;
  • Thực hiện thành thạo việc gây nuôi, ấp nở và thu hoạch các loại thức ăn tự nhiên thông dụng sử dụng trong nuôi trồng thủy sản; Sử dụng thức ăn tự nhiên hợp lý trong các hệ thống nuôi thủy sản;
  • Chuẩn bị, sử dụng và quản lý thức ăn trong nuôi trồng thủy sản hợp lý;
  • Áp dụng được biện pháp phòng bệnh tổng hợp; chẩn đoán và trị được một số bệnh thường gặp ở động vật thủy sản;
  • Sử dụng một số loại chế phẩm sinh học, thuốc, hóa chất, thiết bị, dụng cụ và các trang thiết bị chuyên dùng trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt đảm bảo an toàn và hiệu quả;
  • Xây dựng các biện pháp bảo vệ môi trường, xử lý chất thải, nước thải trước khi xả ra môi trường quanh quanh;
  • Tham gia kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm thủy sản.
  • Thực hiện được việc giám sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá thông số kỹ thuật các công việc chuyên môn hay quy trình công nghệ liên quan đến hệ thống sản xuất thủy sản;
  • Phối hợp thực hiện các công việc chuyên môn trong đội nhóm, giao tiếp, thuyết trình hiệu quả;
  • Lập được kế hoạch công việc chuyên môn và quản lý thời gian cá nhân hiệu quả;
  • Thực hiện thành thạo biện pháp đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động trong nuôi trồng thủy sản;
  • Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
  • Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề
  • Kỹ năng nhận thức:

Thực hiện được việc giám sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá thông số kỹ thuật các công việc chuyên môn hay quy trình công nghệ liên quan đến hệ thống sản xuất thủy sản.

  • Kỹ năng mềm:
  • Phối hợp thực hiện các công việc chuyên môn trong đội nhóm, giao tiếp, thuyết trình hiệu quả.
  • Lập được kế hoạch công việc chuyên môn và quản lý thời gian cá nhân hiệu quả.

c) Mức tự chủ và trách nhiệm

    • Đam mê công việc, có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật tốt trong quá trình làm việc.
    • Tinh thần trách nhiệm cao với kết quả công việc, thái độ hoà đồng, thân thiện với đồng nghiệp.
    • Năng động, sáng tạo, có khả năng xử lý các tình huống, vấn đề chuyên môn trong điều kiện làm việc thay đổi.
    • Có tinh thần ham học hỏi, cầu tiến, sẵn sàng hướng dẫn, hỗ trợ cấp dưới và phân công, giám sát nhóm làm việc hiệu quả.
    • Sẵn sàng chấp nhận cái mới, đề xuất ứng dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật, quy trình công nghệ mới để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc được giao.
    • Cơ bản đánh giá được kết quả thực hiện công việc, tổng kết, rút kinh nghiệm và cải tiến sau mỗi công việc, mỗi đợt ương, nuôi động vật thuỷ sản.
    • Có ý thức bảo vệ môi trường, xử lý chất thải, nước thải trước khi xả ra môi trường quanh quanh.
    • Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các biện pháp bảo hộ, an toàn lao động và giữ vệ sinh chung nơi làm việc.

1.3. Vị trí việc làm

Sau khi tốt nghiệp ngành Nuôi trồng thuỷ sản, người học có thể làm việc như một nhân viên kỹ thuật, người quản lý trong các trại sản xuất giống, nhà máy sản xuất thức ăn thuỷ sản, vùng nuôi, trang trại nuôi thủy sản.

Các vị trí việc làm cụ thể của người học sau khi tốt nghiệp ngành Nuôi trồng thuỷ sản như:

  • Kỹ thuật viên trại sản xuất giống giáp xác
  • Kỹ thuật viên trại nuôi giáp xác
  • Kỹ thuật viên trại sản xuất giống cá
  • Kỹ thuật viên trại nuôi cá
  • Kỹ thuật viên sản xuất thức ăn thuỷ sản
  • Kỹ thuật viên phòng và trị bệnh động vật thuỷ sản
  • Nhân viên kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm thủy sản.

Ngoài ra, một số vị trí việc làm xã hội có nhu cầu số lượng ít như: nhân viên phòng thí nghiệm, thu mua, vận chuyển động vật thủy sản, sơ chế nguyên liệu thủy sản, …

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

  • Tổng số lượng môn học, mô đun: 24
  • Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 65 Tín chỉ, với 755 giờ.
  • Khối lượng các môn học chung: 255 giờ.
  • Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 500 giờ.
  • Khối lượng lý thuyết: 453 giờ; Thực hành/ thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận: 241 giờ; Thi/ Kiểm tra kết thúc MH, MĐ: 61 giờ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *