Trung cấp Công nghệ kỹ thuật chế biến và bảo quản nông sản

Tên ngành, nghề: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN NÔNG SẢN (Agricultural Products Processing And Preservation Technology)

Mã ngành, nghề: 5620102

Trình độ đào tạo: Trung cấp

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THCS hoặc tương đương trở lên

Thời gian đào tạo: 2 năm

  1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

Mục tiêu chung là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm trong lĩnh vực chế biến và bảo quản nông sản hoặc học lên trình độ cao hơn.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

1.2.1. Kiến thức

– Trình bày được nguồn gốc, giá trị dinh dưỡng của các nguồn nguyên liệu nông sản;

– Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguyên vật liệu trong suốt quá trình bảo quản, chế biến và phân phối sản phẩm;

– Trình bày được một số nguyên lý cơ bản của quá trình chế biến nông sản;
– Nêu được các bước và yêu cầu của từng bước thực hiện các công việc trong qui trình chế biến đối với một sản phẩm nông sản cụ thể;

– Mô tả được nguyên lý hoạt động của máy móc thiết bị trong chế biến nông sản;

-Trình bày được các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến ISO và HACCP;

-Trình bày được các phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong chế biến và bảo quản nông sản;

-Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

1.2.2. Kỹ năng

Lựa chọn, sử dụng được các dụng cụ, máy móc thiết bị phù hợp cho quá trình sản xuất, cho quá trình kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm;

Vệ sinh được máy móc trang thiết bị, nhà xưởng theo đúng quy định, đúng nguyên tắc;

Thực hiện thành thạo các thao tác cơ bản đối với từng công đoạn trong quá trình chế biến các sản phẩm nông sản: đồ hộp rau quả, nước quả, quả nước đường, rau quả sấy khô, rau quả lạnh đông, lương thực…

Kiềm tra đánh giá chất lượng thực phẩm ở từng giai đoạn sản xuất bằng phương pháp cảm quan, và các phương pháp hóa học, vi sinh;

Tính toán và đưa ra được các thông số kỹ thuật trong quá trình sản xuất;

Kiểm soát được quá trình sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;

Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một  số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

1.2.3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

– Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm khi thực hiện các nhiệm vụ của ngành, nghề công nghệ kỹ thuật và chế biến nông sản;

Có khả năng chủ động thực hiện công việc;

Có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật;

Chấp hành đúng nội quy, quy định của đơn vị;

Có tinh thần học hỏi, cầu thị, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp, không ngừng học tập trau dồi kiến thức nghề nghiệp;

Năng động, sáng tạo trong quá trình làm việc, có tinh thần làm việc nhóm, tập thể, linh hoạt áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

– Tham gia sản xuất thực phẩm;

– Là những cán bộ kỹ thuật, nhân viên kiểm tra chất lượng tại các nhà máy chế biến nông sản thực phẩm;

– Mở của hàng kinh doanh tiêu thụ sản phẩm;

– Làm nhân viên các siêu thị.

  1. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:
  • Tổng số lượng môn học, mô đun: 23
  • Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 60 tín chỉ.
  • Khối lượng các môn học chung: 255 giờ.
  • Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1.365 giờ.
  • Khối lượng lý thuyết: 367 giờ; Thực hành/ thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận: 198 giờ; Thi/ Kiểm tra: 55 giờ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *