Cao đẳng Công nghệ sau thu hoạch

Tên ngành, nghề: CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH (Postharvest Technology)

Mã ngành, nghề: 6620101

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

Thời gian đào tạo: 2,5 năm

  1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Công nghệ sau thu hoạch trình độ cao đẳng là ngành, nghề đào tạo cán bộ kỹ thuật trình độ kỹ sư thực hành, có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt, ý thức trách nhiệm công dân, có bản lĩnh độc lập tự chủ sáng tạo, có khả năng tự học, tự hoàn thiện bản thân, có sức khoẻ tốt và sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

Đào tạo những kỹ sư thực hành có kiến thức chuyên môn sâu về công nghệ sau thu hoạch, thành thạo kỹ năng thực hành giúp người học có khả năng thích ứng với công việc đa dạng ở các doanh nghiệp, cơ quan hoặc khởi nghiệp trong lĩnh vực bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm đáp ứng nhu cầu của xã hội trong sự nghiệp phát triển chung của cả nước đặc biệt là vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Kiến thức

– Trình bày được các nội dung cơ bản về chính trị, pháp luật, giáo dục thể chất và quốc phòng an ninh;

– Giải thích được ảnh hưởng của thành phần nguyên vật liệu đến quy trình công nghệ;

– Trình bày đúng các kỹ thuật ứng dụng trong bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm;

– Phân tích được các sự cố và cách khắc phục sự cố trong bảo quản và chế biến nông sản;

– Giải thích được nguyên lý hoạt động, đặc tính kỹ thuật, quy trình vận hành máy, thiết bị và nguyên tắc an toàn lao động trong quá trình chế biến nông sản sau thu hoạch;

– Trình bày được cách sử dụng các dụng cụ đo, thiết bị đánh giá chất lượng trong quá trình chế biến nông sản sau thu hoạch;

– Trình bày được các phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong chế biến nông sản sau thu hoạch;

– Trình bày được các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (ISO, HACCP, và GAP,…).

1.2.2. Kỹ năng

– Ứng dụng được các nguyên lý bảo quản thực phẩm, tồn trữ lạnh thực phẩm, kỹ thuật sấy thực phẩm và công nghệ sau thu hoạch nông sản thực phẩm;

– Áp dụng các kỹ thuật an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp vào sản xuất;

– Lập kế hoạch sản xuất, quản lý sản xuất, giám sát hệ thống quản lý chất lượng trong xí nghiệp, công ty;

– Lựa chọn đúng nguyên liệu đáp ứng yêu cầu công nghệ và chất lượng sản phẩm trong chế biến và bảo quản nông sản sau thu hoạch;

– Thực hiện được đúng các thao tác trong từng công đoạn của quy trình chế biến nông sản sau thu hoạch;

– Phát hiện được các sự cố trong quá trình thực hiện và có biện pháp khắc phục kịp thời trong từng công đoạn của quá trình bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch;

– Kiểm tra được các thông số kỹ thuật và vận hành an toàn các hệ thống thiết bị trong dây chuyền chế biến nông sản sau thu hoạch;

– Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo, kiểm tra thiết bị trên dây chuyền sản xuất;

– Kiểm tra và đánh giá được chất lượng nguyên liệu nông sản, bán thành phẩm và sản phẩm theo đúng yêu cầu kỹ thuật;

– Ứng dụng được công nghệ mới và hệ thống quản lý chất lượng HACCP, ISO 22000, GMP, GAP vào trong sản xuất, cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm;

– Tổ chức thực hiện được các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ trong quá trình chế biến;

– Làm thành thạo các công tác vệ sinh thiết bị định kỳ theo đúng quy trình;

– Xây dựng được qui trình chế biến các sản phẩm từ nông sản, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.

1.2.3 Mức độ tự chủ và trách nhiệm

– Có khả năng tự học tập, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

– Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

– Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

– Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;

– Có ý thức trách nhiệm, cẩn thận, trung thực trong công việc;

– Năng động, sáng tạo trong quá trình làm việc, có tinh thần làm việc nhóm, tập thể, linh hoạt áp dụng kiến thức đã học và thực tế sản xuất;

– Tuân thủ các nội quy, quy định của nhà máy, quy định về an toàn thực phẩm, an toàn lao động;

– Chủ động lên kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho bản thân. Luôn cập nhật thông tin trong lĩnh vực chuyên môn để thay đổi công nghệ bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch phù hợp với tình hình phát triển của doanh nghiệp.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Công nghệ sau thu hoạch người học sẽ được cấp bằng “Kỹ sư thực hành” và có khả năng làm việc ở các vị trí sau:

– Nhân viên phòng quản lý chất lượng, phòng kỹ thuật, quản lý sản xuất của các công ty, doanh nghiệp chế biến nông sản thực phẩm;

– Nhân viên quản lý tại các nông trại hoặc cơ sở thu mua, bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch;

– Nhân viên kỹ thuật có khả năng tổ chức, quản lý một cơ sở sản xuất kinh doanh về lĩnh vực sau thu hoạch;

– Nhân viên kỹ thuật trong các hệ thống siêu thị phụ trách bảo quản các mặt hàng thực phẩm;

– Nhân viên phân tích kiểm nghiệm chất lượng nông sản thực phẩm, kiểm nghiệm vi sinh ở các phòng phân tích kiểm nghiệm thực phẩm;

– Chuyên viên ở các cơ quan quản lý nhà nước như sở Nông nghiệp, sở Công thương, sở Khoa học và Công nghệ, trung tâm Y tế dự phòng;

– Làm chủ các cơ sở chế biến và bảo quản nông sản thực phẩm, cơ sở thu mua và kinh doanh rau quả, thủy hải sản.

  1. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

– Tổng số lượng môn học, mô đun: 34

– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 90 tín chỉ.

– Khối lượng các môn học chung/đại cương: 435 giờ.

– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1755 giờ.

– Khối lượng lý thuyết: 640 giờ; Thực hành/thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận: 1455 giờ; Thi/Kiểm tra: 95 giờ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *