Đề tài: “Nguyên nhân gây bệnh đọt chuối trên cây hoa huệ trắng tại huyện Lai Vung và biện pháp trị bệnh”
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Quế Phương – Khoa Nông nghiệp – Thủy sản
Tóm tắt đề tài:
Đề tài “Nguyên nhân gây bệnh đọt chuối trên cây hoa huệ trắng tại huyện Lai Vung và biện pháp trị bệnh” được thực hiện từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 10 năm 2015 nhằm mục tiêu nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh đọt chuối trên cây hoa huệ trắng và biện pháp trị bệnh đạt hiệu quả. Đề tài được thực hiện gồm 3 nội dung chính là tìm hiểu tình hình bệnh hại bằng cách phỏng vấn hộ nông dân. Thực hiện qui trình Koch để xác định nguyên nhân gây bệnh và khảo sát bán kính vòng vô khuẩn một số loại thuốc Ridomil Gold 68WP, Nustar 400EC, Nativo 750WG, Ensino 40SC, Ranman 10SC, Coc 85 lên nấm gây bệnh đọt chuối trong đĩa pêtri để đánh giá hiệu quả của thuốc, bố trí thí nghiệm trong nhà lưới và ngoài đồng để xây dựng qui trình phòng trị bệnh.
Kết quả:
1. Bệnh đọt chuối gây hại vào mùa mưa từ tháng 5-12 dương lịch với thiệt hại từ 20-90% năng suất bông. Bệnh gây hại nặng vào những tháng mưa nhiều. Đỉnh điểm gây hại trong tháng 10 và 11. Bệnh gây hại ở hầu hết các lứa tuổi của cây.
2. Bệnh do các loài nấm Fusarium trong đất gây hại ở phần rễ làm rễ bị mục hư, hạn chế hấp thụ nước và chất dinh dưỡng làm cây vàng, héo úa. Chồi mới sinh ra có màu vàng như đọt chuối và giảm năng suất bông.
3. Thử nghiệm trong phòng có 3 loại thuốc cho hiệu quả cao là Nustar 400EC, Nativo 750WG và Ensino 40SC với bán kính vòng vô khuẩn vào thời điểm 7 ngày sau thử thuốc từ 1.3-1.8mm trong khi các nghiệm thức đối chứng, Ridomil Gold và Coc 85 là 0mm. Khả năng đối kháng của nấm Trichoderma với Fusarium thấy mang tính cạnh tranh và ở mức trung bình vì vậy nên sử dụng để phòng bệnh tốt hơn trị bệnh.
Thí nghiệm trong nhà lưới thu được kết quả xử lý đất trước khi trồng hạn chế được nấm bệnh tấn công và gây hại vởi tỉ lệ nhiễm là 41.36-44.3%. Xử lý Trichoderma cùng lúc với chủng bệnh cũng tác dụng hạn chế mầm bệnh ở mức trung bình vởi tỉ lệ nhiễm bệnh là 57.86%. Tưới thuốc diệt nấm vào đất sau khi cây nhiễm bệnh có tác dụng trị bệnh với tỉ lệ nhiễm bệnh chỉ còn 0-2.44%.
Kết quả thử nghiệm ngoài đồng cho thấy có 3 loại thuốc Nustar 400EC, Nativo 750WG và Ensino 40SC có tác dụng làm giảm tỉ lệ nhiễm bệnh đọt chuối. Chồi và chồi hoa được phục hồi, tiếp tục phát triển tốt trong khi nghiệm thức đối chứng chồi bệnh không giảm, hoa không phát triển hoặc dị dạng. Năng suất bông đạt chất lượng cho 1 lần thu trên 1000m2 đất không mương ở các nghiệm thức xử lý Ensino 40SC, Nativo 750WG và Nustar 400EC là tương đương nhau, từ 1388 bông đến 1525 bông cho cách xử lý độc lập và từ 1563 đến 1638 bông khi xử lý thuốc kết hợp với chất kích thích ra rễ. Nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức xử lý hỗn hợp thuốc cho được số bông tương đương nhau từ 737.5 bông đến 962.5 bông. Như vậy, khi được xử lý NAA sau khi xử lý thuốc giúp cây phục hồi và phát triển tốt nên đã làm tăng số bông với tỉ lệ 11.49% so với không xử lý NAA. Hồn hợp thuốc Ranman 10SC và Sapron 190DC có thể giảm được bệnh trong thời gian ngắn nhưng không có hiệu quả diệt nấm trong đất.
Xem thêm đề tài khác:
- Ảnh hưởng của một số loại hóa chất khử trùng và liều lượng sử dụng lên thời gian bảo quản và tỉ lệ ấp nở của trứng vịt tại tỉnh Đồng Tháp”
- Thử nghiệm ảnh hưởng của canxi và đồng lên triệu chứng rễ tre trên vỏ trái quýt Hồng tại huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp
- Ảnh hưởng của mật độ lên tỷ lệ sống và tăng trưởng cá linh ống ương trong ao đất đến 30 ngày tuổi
- Ảnh hưởng của giá thể - chất kích thích ra rễ và vị trí lấy cành giâm đến sự ra rễ của cành chanh bông tím tại Cao Lãnh - Đồng Tháp
- Một số định hướng đổi mới dạy - học theo học chế tín chỉ của khoa Khoa học cơ bản
- Nghiên cứu chế độ xử lý sau thu hoạch và bảo quản rau mầm cải củ đạt chất lượng rau sạch (qui mô cơ sở sản xuất nhỏ) tại TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp
- Khảo sát một số chỉ tiêu thuỷ lý, thuỷ hoá môi trường nước mặt tại Xã Tịnh Thới – Tp. Cao Lãnh – Đồng Tháp năm 2013
- Khảo sát thành phần côn trùng, nhện gây hại trên cây hoa lan, đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc đối với nhện đỏ (Tenuipalpus pacificus Baker), muỗi đục hoa ( Contarinia maculipennis Felt)
- Kiểm soát mức độ đồng nhất nhiệt độ ảnh hưởng đến chế độ thanh trùng các sản phẩm dạng lỏng bằng phương pháp đo trực tuyến
- Kích thích sinh sản cá dày ( Channa lucius Cuvier, 1831) tại tỉnh Đồng Tháp
- Ảnh hưởng của liều lượng đạm và phương pháp xử lý molybden đến năng suất cây đậu phộng trên đất phù sa cổ huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp
- Thử nghiệm tiêm phòng vacxin Cúm gia cầm/H5N1 cho đàn chim Trĩ nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- Ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm xử lý Molybden đến dư lượng nitrate trên cây cải ngọt
- Xây dựng các qui trình chuẩn trong phòng thí nghiệm Hoá
- Xây dựng “mô hình thực hành báo cáo thuế ”
- So sánh hiệu quả chăn nuôi gà nòi thả vườn trên đệm lót sinh học với chăn nuôi gà nòi thả vườn theo phương pháp truyền thống